Phòng Công nghệ sinh học biển ban đầu gồm 06 cán bộ nghiên cứu (01 Tiến sĩ, 01 Thạc sĩ và 04 Cử nhân) của Phân viện Khoa học Vật liệu tại Nha Trang (nay là Viện Nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ Nha Trang) được thành lập ngày 17 tháng 05 năm 2006 theo Quyết định số 355/QĐ-KHVL của Viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu với chức năng và nhiệm vụ: nghiên cứu ứng dụng công nghệ enzyme, vi sinh và nuôi cấy mô nhằm tạo ra các chế phẩm sinh học phục vụ cho sự phát triển nguồn lợi sinh học biển và phục vụ đời sống con người.
Cán bộ nghiên cứu trong phòng đã không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn và hiện nay với 08 cán bộ nghiên cứu (05 Tiến sĩ, 02 Thạc sĩ và 01 Cử nhân) đã đảm đương chủ nhiệm một số các đề tài cấp quốc gia, cấp bộ, hợp tác quốc tế và tham gia một số đề tài các cấp của các phòng chuyên môn có liên quan.
I. Chức năng và nhiệm vụ:
Chức năng
Nghiên cứu cơ bản và triển khai ứng dụng các lĩnh vực thuộc Công nghệ sinh học biển.
Nhiệm vụ
1. Nghiên cứu và đánh giá hoạt tính sinh học của các hợp chất thiên nhiên từ tài nguyên sinh vật biển hướng tới ứng dụng trong y dược, thực phẩm chức năng, và nông nghiệp.
2. Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc, chức năng của lectin, enzyme, bacteriocin và protein tái tổ hợp nhằm tăng tính ứng dụng của các hợp chất sinh học từ sinh vật biển.
3. Xây dựng cơ sở dữ liệu genomic, proteomic, glycomic nhằm khai thác, bảo tồn và sử dụng có hiệu quả nguồn sinh vật biển.
4. Nghiên cứu các hệ phân phối thuốc từ polysaccharide rong biển, ứng dụng trong y học.
II. Nhân lực
1. Lãnh đạo phòng
- TS. NCVC. Lê Đình Hùng, Trưởng phòng
2. Nhân lực hiện nay
- TS. NCVC. Lê Đình Hùng, Trưởng phòng
Cán bộ nghiên cứu
- TS. NCVC. Huỳnh Hoàng Như Khánh
- TS. NCVC. Phan Thị Hoài Trinh
- TS. NCV. Võ Thị Diệu Trang
- TS. NCV. Châu Minh Khánh
- ThS. NCV. Ngô Thị Duy Ngọc
- ThS. NCV. Đinh Thành Trung
- CN. NCV. Lê Thị Hoa
III. Định hướng nghiên cứu, ứng dụng
Nghiên cứu và định hướng sử dụng các chất chuyển hóa từ nguồn vi sinh vật biển trong y dược, thực phẩm chức năng và nông nghiệp.
Xác định mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng, động học và cơ chế hoạt động của các protein có nguồn gốc từ sinh vật biển (enzyme, peptide, lectin, protein tái tổ hợp) và phát triển ứng dụng.
Hoàn thiện cơ sở dữ liệu genomic, proteomic và glycomic từ nguồn sinh vật biển, nhằm khai thác, bảo tồn và sử dụng hiệu quả.
Phát triển các hệ phân phối thuốc đa chức năng từ polysaccharide rong biển, ứng dụng trong y học.
Hình ảnh tập thể phòng Công nghệ sinh học biển